Đọc vị 15 thành phần gây hại trong mỹ phẩm

Shoppe
Shoppe

1. Paraben

Paraben - Nhóm chất bảo quản

Paraben – Nhóm chất bảo quản

Paraben là khái niệm dùng để chỉ chung nhóm chất bảo quản được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Paraben có công dụng nổi bật là ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc trong điều kiện ẩm ướt, giúp sản phẩm được bảo quản lâu hơn, luôn tồn tại trong trạng thái tươi mới như khi vừa được sản xuất.

Paraben được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp được tạo ra bằng cách thực hiện phản ứng este hóa các parahydroxybenzoic acid. 5 loại chất bảo quản thuộc nhóm Paraben được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylpar.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, sự xuất hiện của paraben trong các sản phẩm làm đẹp trước hết sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng đối với các nội tiết tố của cơ thể. Nếu sử dụng quá lâu, các paraben thâm nhập vào máu, từ mất cân bằng, các nội tiết tố sẽ trở nên rối loạn, ở mức độ cao có thể gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

2. Cocamide DEA/ TEA/ MEA

Cocamide DEA/ TEA/ MEA - Nhóm chất tạo bọt

Cocamide DEA/ TEA/ MEA – Nhóm chất tạo bọt

Hợp chất Ethanolamines bao gồm các thành phần Monoethanolamine (viết tắt là MEA), Diethanolamine (viết tắt là DEA) và Triethanolamine (viết tắt là TEA). Các thành phần này thường có xuất hiện trong sữa rửa mặt, xà phòng, dầu gội đầu…

Công dụng chính của DEA/ TEA/ MEA chính là tạo bọt, tạo độ mịn và lưu giữ mùi hương cho sản phẩm. Nếu được sử dụng với liều lượng vừa đủ, các thành phần này giúp tăng cường khả năng làm sạch. Các dòng mỹ phẩm bình dân hầu hết đều có sử dụng DEA/TEA/MEA.

DEA/TEA/MEA có khả năng thẩm thấu vào da cực nhanh, nếu sử dụng quá liều lượng, chúng có thể gây viêm da, thậm chí nặng hơn có thể tích tụ sâu trong nội tạng dẫn đến ung thư gan và thận.

3. Mineral oil

Mineral oil - Nhóm chất làm mềm da

Mineral oil – Nhóm chất làm mềm da

Mineral oil là khái niệm dùng để chỉ thành phần dầu khoáng. Thành phần này được chiết xuất từ dầu hỏa thô, đun dầu hỏa lên đến nhiệt độ khoảng 210 độ, sau đó tiến hành lọc để thu được dầu khoáng. Mineral oil thường có mặt trong các sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, dầu tẩy trang, sữa rửa mặt, son dưỡng môi…

Chức năng chính của Mineral oil là khả năng làm mềm da vượt trội, cải thiện rất tốt các vùng da khô, đặc biệt là vùng da quanh mắt. Tuy nhiên, giải pháp làm mềm da bằng Mineral oil chỉ mang lại hiệu quả tức thời, thường gây “ảo tưởng” về một làn da được cấp ẩm đầy đủ. Thay vào đó, nếu dùng quá nhiều, thành phần này còn ngăn chặn sự hấp thu độ ẩm bên ngoài vào da, khiến da khô hơn cả khi chưa sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, Mineral oil còn hạn chế sự bài tiết của da, khiến lỗ chân lông bít tắc. Nguy hiểm hơn, thành phần này cũng có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người dùng nếu sử dụng thường xuyên, liên tục.

Hiện nay, thay vì sử dụng Mineral oil, các sản phẩm làm đẹp có thể sử dụng nước khoáng, sáp ong… để thay thế, có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

4. Hydroquinone

Hydroquinone - Nhóm chất làm sáng da

Hydroquinone – Nhóm chất làm sáng da

Hydroquinone được hiểu là hoạt chất có khả năng làm sáng da rất vượt trội. Các vấn đề có liên quan đến sắc tố da hầu như đều có thể “giải quyết” triệt để nếu có sự xuất hiện của thành phần này.

Cụ thể, Hydroquinone ức chế sự sản sinh và phát triển của các hắc sắc tố. Tuy nhiên, sự tác động này chỉ có ý nghĩa nhất thời. Da trắng không phải vì khỏe mà chỉ là do da đã bị mất đi hoàn toàn các tế bào sắc tố. Theo thời gian, nếu người dùng vẫn thường xuyên sử dụng các sản phẩm có thành phần Hydroquinone, làn da sẽ dần bị phá hủy nặng nề từ sâu bên trong, da sẽ nhanh lão hóa, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ ung thư.

Thay vì sử dụng Hydroquinone, hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo hãy thay thế thành phần này bằng một số thành phần khác, chẳng hạn:

  • Chất chống oxy hóa: Thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sắc tố da, giúp da trở nên đều màu và có khả năng ngăn chặn tốt quá trình lão hóa.
  • Vitamin B3: Thành phần này có khả năng ức chế hiệu quả sự xuất hiện và phát triển của các vùng da sẫm màu.
  • Axit thực vật: Loại axit này có công dụng chính là làm chậm quá trình phát triển của các melanin trên da.

5. Triclosan

Triclosan - Nhóm chất bảo quản

Triclosan – Nhóm chất bảo quản

Triclosan được biết đến như là một loại chất bảo quản có khả năng kéo dài hạn sử dụng cho các loại mỹ phẩm. Cũng như paraben, Triclosan cũng có khả năng hạn chế sự hình thành và phát triển của các loại nấm mốc, vi khuẩn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Triclosan được đánh giá là mạnh hơn Paraben nhiều lần.

Dù xuất hiện trong xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, các nhà khoa học vẫn khuyến cáo người dùng về khả năng gây hại của thành phần này đối với cơ thể. Triclosan có thể ảnh hưởng đến da và mắt, gây kích ứng rất nặng ở những bộ phận này. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến các hóc môn trong cơ thể người trở nên rối loạn khó kiểm soát.

Không chỉ ảnh hưởng đến con người, Triclosan còn có tác động xấu đến môi trường xung quanh. Nó khiến cho tốc độ phân hủy của môi trường giảm đi rất nhiều, ngoài ra nó còn tiềm tàng khả năng gây hại đối với hệ sinh thái và các sinh vật biển.

6. Silicone

Silicone - Nhóm chất tạo độ mịn

Silicone – Nhóm chất tạo độ mịn

Ngoài tên gọi Silicone, thành phần này còn xuất hiện dưới hai tên gọi phổ biến khác là “Dimethicone” hoặc “Cyclomethicone”. Thành phần này thường có mặt trong các sản phẩm trang điểm cho da như kem nền, kem lót, cushion, kem che khuyết điểm… giúp cho sản phẩm khi đưa lên da người dùng tạo lớp nền mịn màng, không tì vết.

Nếu được sử dụng với liều lượng thích hợp, Silicone không gây ra những hậu quả đáng tiếc. FDA vẫn cho phép nhà sản xuất sử dụng thành phần này với mức độ vừa phải.

Thế nhưng, nếu sử dụng thường xuyên, Silicone sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn tới tình trạng mụn sinh sôi và phát triển. Không những vậy, khi hít phải mùi Silicone mỗi ngày, khả năng đối mặt với nguy cơ ung thư của người dùng là cực kỳ cao.

7. Oxybenzone

Oxybenzone - Nhóm chất tạo màu, giữ mùi

Oxybenzone – Nhóm chất tạo màu, giữ mùi

Oxybenzone không phải là một cái tên quá xa lạ. Thành phần này có thể xuất hiện ở nhiều dạng mỹ phẩm khác nhau nhưng dễ tìm thấy nhất là ở các sản phẩm kem chống nắng.

Trước hết, Oxybenzone có khả năng tạo màu và lưu giữ mùi hương rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng hấp thụ tia UVA và UVB cực tốt. Ngoài ra, Oxybenzone giúp các loại mỹ phẩm dạng kem dễ dàng hòa tan và thẩm thấu nhanh vào làn da của người dùng.

Tuy nhiên, do cơ thể quá dễ hấp thụ Oxybenzone nên nếu sử dụng thành phần này quá thường xuyên, nó sẽ tích tụ dần trong cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống nội tiết tố. Cụ thể, Oxybenzone có thể gây kích ứng mạnh ở da, da tấy đỏ như bị dị ứng nặng. Nguy hiểm hơn, Oxybenzone cũng có thể gây ra bệnh ung thư da và ung thư vú.

Hiện nay, các nhà sản xuất kem chống nắng đã thay thế Oxybenzone bằng các Oxit kẽm không nano hoặc Non-nano titanium dioxide. Hai thành phần này đều có khả năng chống lại tia cực tím trong ánh nắng mặt trời khá tốt, lại rất an toàn dù phải sử dụng thường xuyên.

8. Phthalates

Phthalates - Nhóm chất tạo độ mềm, dẻo

Phthalates – Nhóm chất tạo độ mềm, dẻo

Phthalates là thành phần có nguồn gốc từ một hợp chất hóa học hữu cơ có tên gọi là axit phtalic. Công dụng chính của thành phần này chính là cung cấp cho sản phẩm một sự mềm dẻo, linh hoạt nhất định. Phthalates không chỉ được sử dụng trong mỹ phẩm mà còn sử dụng trong cả các vật dụng hằng ngày như đồ chơi trẻ em, trang phục thể thao, bao bì, li tách, chén dĩa…

Trong các sản phẩm làm đẹp, công dụng chủ yếu của Phthalates chính là khả năng hòa tan, tăng cường độ bóng và chống lại sự nứt nẻ của sản phẩm trong những môi trường không thuận lợi. Tuy nhiên, đây là thành phần rất độc hại, đã bị chính phủ một số quốc gia nghiêm cấm sử dụng.

Cụ thể, Phthalates ảnh hưởng khá mạnh đến khả năng sinh sản, tổn thương các cơ quan nội tạng, gây suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể khiến người dùng đối mặt với chứng ung thư. Ngoài ra, phụ nữ mang thai sử dụng sản phẩm có chứa Phthalates có thể sinh con có nguy cơ bất thường ở cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục.

9. Synthetic Fragrances

Synthetic Fragrances - Nhóm chất tạo hương thơm

Synthetic Fragrances – Nhóm chất tạo hương thơm

Synthetic Fragrances là khái niệm dùng để chỉ các loại hương thơm nhân tạo. Hầu hết các sản phẩm có mùi thơm thuộc hạng bình dân, tầm trung đều có sử dụng thành phần này.

Synthetic Fragrances được sử dụng trong nước hoa không gây ảnh hưởng nhiều đến người dùng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là những sản phẩm được thoa trực tiếp lên mặt, điều này có vẻ nguy hiểm. Thông thường, nhà sản xuất sẽ sử dụng hương thơm để “che giấu” đi mùi khó chịu của các hóa chất. Thế nhưng, nếu sử dụng mỗi ngày, da mặt có thể bị kích ứng, nổi mẩn, sưng tấy, nhanh lão hóa, thậm chí có thể gây ung thư da nếu tiếp xúc quá nhiều. Ngoài ra, do Synthetic Fragrances được bào chế từ than đá hoặc dầu mỏ, vậy nên, nó còn có thể gây nguy hiểm cho những ai có vấn đề về đường hô hấp.

Thay vì sử dụng Synthetic Fragrances để tạo hương thơm, hiện nay, các nhà sản xuất thường sử dụng hương thơm tự nhiên, các loại tinh dầu được chiết xuất từ hoa, cỏ, thảo mộc… Đây là lựa chọn an toàn và lành mạnh khi muốn tạo hương cho các sản phẩm làm đẹp.

10. Drying alcohols

Drying alcohols - Nhóm chất làm dung môi, tạo độ mịn

Drying alcohols – Nhóm chất làm dung môi, tạo độ mịn

Drying alcohols được hiểu đơn giản là khái niệm dùng để chỉ các loại cồn khô. Công dụng hàng đầu của thành phần này khi được các nhà sản xuất sử dụng trong mỹ phẩm chính là để hòa trộn đều các thành phần lại với nhau, đảm bảo cho sản phẩm độ mịn màng tuyệt đối.

Ngoài công dụng này, Drying alcohols còn có khả năng bay hơi nhanh. Điều đó có nghĩa là, nó giúp cho các sản phẩm làm đẹp trở nên khô ráo trên làn da người dùng rất dễ dàng. Chính vì thế, đây là thành phần thường có mặt trong các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là kem dưỡng da.

Drying alcohols không phải là thành phần quá nguy hiểm, nếu sử dụng với lưu lượng vừa đủ, nó sẽ không hề gây hậu quả xấu cho người dùng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều, drying alcohols có thể khiến da trở nên khô ráp, bong tróc, thậm chí là nứt nẻ. Sự căng khô trên da do thành phần này gây ra, nếu kéo dài sẽ khiến da ngày càng trở nên yếu và mỏng.

11. Coal Tar/ Coal Tar Dyes

Coal Tar/ Coal Tar Dyes - Nhóm chất tạo màu

Coal Tar/ Coal Tar Dyes – Nhóm chất tạo màu

Coal Tar/ Coal Tar Dyes là nhóm chất nhuộm có nguồn gốc từ than đá, nhựa đường. Thành phần này được tìm thấy trong màu nhuộm vải, thuốc nhuộm tóc, có trong cả dầu gội, sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng da, kem trang điểm…

Với mức độ nguy hiểm cao, hiện nay, Coal Tar/ Coal Tar Dyes đã bị chính phủ châu Âu và Canada cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Điều này cho thấy ảnh hưởng của thành phần trên đối với sức khỏe người dùng khá lớn.

Thành phần độc hại này được hấp thụ rất nhanh vào da, đi vào các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, thuốc nhuộm tóc hấp thụ qua da đầu ảnh hưởng đến não bộ. Nặng nề hơn, Coal Tar/ Coal Tar Dyes có thể gây ra tình trạng ung thư da.

Hiện nay, thay vì sử dụng Coal Tar/ Coal Tar Dyes, các nhà sản xuất đã sử dụng màu tự nhiên (được chiết xuất từ các loại rau, củ, quả) để đảm bảo an toàn cho người dùng.

12. Formaldehyde

Formaldehyde - Nhóm chất bảo quản

Formaldehyde – Nhóm chất bảo quản

Đây là thành phần dùng để giữ thực phẩm được tươi mới trong thời gian dài, thậm chí là dùng để ướp xác. Tuy đây là một thành phần khá độc hại, đã bị chính phủ nhiều nước trên thế giới như Canada, Thụy Điển, Nhật Bản và các nước châu Âu nghiêm cấm sử dụng, thế nhưng, nó vẫn được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe như trong sơn móng tay, gel vuốt tóc, keo dán mi, son môi, dầu gội, xà phòng, sữa tắm…

Thông thường, những sản phẩm giá rẻ thường sử dụng thành phần này để thu hút và kích thích thị hiếu của khách hàng. Thành phần này có thể gây kích ứng da ngay từ lần đầu tiên nếu làn da của người dùng quá nhạy cảm. Bên cạnh đó, nếu sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này trong một khoảng thời gian dài, chắc chắn người dùng không thể tránh khỏi tình trạng phải đối mặt với căn bệnh ung thư.

13. Furnace Black

Furnace Black - Nhóm chất tạo màu đen

Furnace Black – Nhóm chất tạo màu đen

Furnace Black là tên gọi khác của bột than. Ngoài tên gọi “Furnace Black”, bột than còn được biết đến với hai tên gọi khác là “Carbon Black” và “Acetylene Black”.

Thành phần này được tạo thành từ quá trình đốt cháy than đá (quá trình đốt cháy này diễn ra không hoàn toàn). Trong các sản phẩm làm đẹp, có thể thấy thành phần này nằm chủ yếu ở các sản phẩm trang điểm như mascara, bút kẻ mắt, bút kẻ mày, phấn mắt, phấn tạo khối…

Thành phần này không quá nguy hiểm nếu không sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu phải trang điểm thường xuyên, nên tránh những sản phẩm có chứa bột than vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể và hình thành nguy cơ mắc bệnh ung thư.

14. Các hợp chất PEG

Các hợp chất PEG - Nhóm chất tăng khả năng thẩm thấu

Các hợp chất PEG – Nhóm chất tăng khả năng thẩm thấu

Các hợp chất PEG là thành phần được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm với công dụng chính là cải thiện khả năng thẩm thấu. Các loại kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, các loại mặt nạ… thường có chứa thành phần này.

Đây không phải là một thành phần quá nguy hiểm, cũng không bị cấm. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên những sản phẩm có thành phần này, nguy cơ rối loạn nội tiết tố của người dùng là rất cao.

15. Kim loại nặng

Kim loại nặng - Nhóm chất tạo màu, giúp sáng da...

Kim loại nặng – Nhóm chất tạo màu, giúp sáng da…

Cái tên cuối cùng chúng tôi muốn lưu ý cùng quý độc giả trong danh sách các thành phần mỹ phẩm gây hại chính là các kim loại nặng, chẳng hạn như thủy ngân, chì, kẽm, niken… Các dạng kim loại này thường có mặt trong sản phẩm trang điểm và dưỡng da.

Nếu chỉ sử dụng với hàm lượng cực nhỏ, thành phần này có công dụng khá tốt như có thể tiết chế mồ hôi, giúp da sáng hơn, giữ cho màu được lâu phai…

Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng vượt quá mức quy định, các kim loại nặng sẽ dần thẩm thấu và tích tụ vào cơ thể, gây ra rất nhiều triệu chứng và bệnh lý khủng khiếp. Chẳng hạn có thể gây rụng tóc, rối loạn nội tiết tố, mất trí nhớ, rối loạn cảm xúc, tổn thương hệ miễn dịch, tổn thương các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản… và tất nhiên còn khiến người dùng đối mặt với nguy cơ bị bệnh ung thư.

Leave a Comment