Tinh dầu từ lâu đã được biết đến là một loại sản phẩm có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tinh dầu được dùng chế các loại thuốc bôi, xoa, làm tan những vết tụ máu bầm tím, làm dịu cơn đau. Tinh dầu còn làm thuốc chống cảm cúm, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu những loại tinh dầu có tác dụng chữa bệnh rất tốt trong bài viết đưới đây:
Nội dung bài viết
Tinh dầu có ở đâu?
Tinh dầu phân bố rất đa dạng trong các bộ phận của cây, một số bộ phận chưa tinh dầu điển hình như:
– Tinh dầu có ở trong hoa như: hoa hồng, hoa bưởi, hoa hồi, đinh hương.
– Tinh dầu có ở trong vỏ quả như: vỏ cam, vỏ quýt, vỏ chanh, vỏ bưởi….
– Tinh dầu có ở trong lá như: lá bạc hà, hương nhu, khuynh diệp, húng chanh, tía tô, kinh giới, đại bì, cúc tần, lá tràm, lá chổi, lá sả, long não, cam, chanh, quýt…
– Tinh dầu có trong vỏ cây như: quế, trong gỗ như trầm hương, long não.
– Tinh dầu có ở trong rễ, củ như: củ gừng, riềng, hành, tỏi, xuyên khung, bạch chỉ, bạch truật, đương quy…
– Tinh dầu có ở trong quả như: sa nhân, xuyên tiêu, màng tang, thảo quả, phật thủ…
Muốn có tinh dầu người ta thường dùng phương pháp cất, cất khô hoặc cất tươi vì tinh dầu không tan trong nước, người ta phải dùng máy móc chưng cất tinh dầu với nhiệt độ khác nhau để được lấy tinh dầu tinh khiết.
Một số tinh dầu có tác dụng chữa bệnh
Tinh dầu chanh – sát trùng, chống khuẩn
Chanh hỗ trợ hệ thống thần kinh giao cảm. Nó chứa hàm lượng cao vitamin C và chất chống ôxy hóa, hỗ trợ việc loại bỏ ký sinh trùng bên trong, sát trùng bên ngoài, làm sáng đốm nâu và nám da mặt; nó cũng hoạt động như một chất làm se tự nhiên, giảm tiết nhờn trên da.
Chanh có đặc tính chống vi khuẩn và chống nhiễm trùng: một bộ khuếch tán có thể tiêu diệt vi khuẩn não mô cầu trong 15 phút, trực khuẩn thương hàn trong 1 giờ, staphylococcus aureus trong 2 giờ và vi khuẩn phế cầu trong 3 giờ.
Tinh dầu cây mê điệt – cải hiện bệnh hen suyễn, viêm khớp
Lưu trữ tinh dầu cây mê điệt trong văn phòng của bạn để kích thích sự tỉnh táo. Nó cũng nổi tiếng với công dụng cải thiện trí nhớ. Nó còn giúp hệ thống thượng thận và cải thiện bệnh hen suyễn, viêm phế quản, đau đầu, viêm khớp và bệnh gút.
Nó có thể làm tăng khả năng trực giác, kích thích tăng trưởng tóc, tăng cường sức khỏe da đầu và làm giảm cellulite (da sần vỏ cam). Các nghiên cứu đã chỉ ra đây là loại thảo mộc hiệu quả trong việc chống ung thư buồng trứng và ung thư gan.
Tinh dầu kinh giới
Kinh giới có tác dụng chống cảm lạnh và cúm. Dầu kinh giới có nồng độ phenol thơm hay carvacrol khá cao, có khả năng chống vi khuẩn, chống nấm và chống virus mạnh. Dầu kinh giới cũng có tính chống viêm và giúp giảm đau dạ dày.
Kinh giới rất nóng, vì vậy bạn nên pha loãng dầu này dưới 2,5% trước khi sử dụng. Nếu dùng cho da, bạn hãy thoa một lớp mỏng ở một vùng nhỏ và đợi một thời gian để xem xét trước khi chính thức sử dụng. Còn nếu dùng để uống, bạn nên dùng viên nang để làm giảm kích ứng cổ họng và dạ dày.
Bạn không nên sử dụng loại “thần dược” này thường xuyên vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến ruột sau một khoảng thời gian và chỉ nên xem xét sử dụng sau khi thảo luận với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa lâm sàng.
Tinh dầu hoa nhài
Hoa nhài có thể được sử dụng làm thuốc ngủ và giúp bạn thư giãn. Ngoài ra, dầu hoa nhài còn có tác dụng kích thích. Khi bôi dầu hoa nhài lên da, chúng sẽ làm tăng sự tỉnh táo, tốc độ hô hấp và sức sống của da. Những ảnh hưởng này có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm thấy thoải mái hơn.
Tinh dầu không những có mùi thơm dễ chịu mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bạn còn ngần ngại gì nữa mà không sử dụng ngay nào? Hiệu quả của các loại tinh dầu này có thể khiến bạn bất ngờ đấy!
Tinh dầu bạc hà – giảm đau đầu, hỗ trợ tiêu hóa
Tinh dầu bạc hà giúp tăng năng lượng và sự tỉnh táo về tinh thần; nó đặc biệt hữu ích nếu bạn đang cố gắng cắt giảm caffein hoặc đường vì nó sẽ cung cấp cho nguồn năng lượng dồi dào.
Nó cũng làm giảm đau đầu, chống vi khuẩn và hỗ trợ với ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng răng nướu, IBS (hội chứng ruột kích thích) và các bệnh tiêu hóa khác.
Tinh dầu trà
Trà có tính kháng khuẩn mạnh, do đó thường được sử dụng để kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và làm thuốc kháng khuẩn. Loại tinh dầu này khắc chế sinh vật gây hại bằng cách làm hỏng màng tế bào của chúng, ngoài ra tinh dầu trà còn có thể ức chế sự phát triển và sự hình thành của nấm men và nấm. Bạn có thể dùng thần dược này ở chỗ bị thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Giống như dầu bạc hà, tinh dầu trà có ảnh hưởng đến herpes simplex virus 1 (virus gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên cơ thể như mắt mũi miệng). Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu trà mặc dù không thể ngăn ngừa bệnh herpes tái phát nhưng lại có thể làm giảm tải lượng virus lên đến 98,2%.
Một số cách sử dụng tinh dầu bạn cần biết
Massage
Xoa bóp tinh dầu đã pha loãng vào da có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau hiệu quả. Với phương pháp này bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Hít
Thêm vào giọt tinh dầu vào thiết bị khuếch tán và hút trong một khoảng thời gian khoảng 10 phút. Với phương pháp này bạn không cần thiết phải pha loãng tinh dầu.
Tắm nước nóng có tinh dầu
Ngâm mình trong làn nước ấm áp, phảng phất mùi thơm của tinh dầu không chỉ giúp thư giãn, giảm căng thẳng mà còn có tác dụng giảm đau hiệu quar. Khi sử dụng theo cách này, tinh dầu sẽ dễ dàng hấp thu qua da và phát huy tác dụng.